Kiến trúc sư Việt xây nhà cho người nghèo với giá chỉ bằng với 2 chiếc iPhone

Ông Nghĩa nói rằng S House được thiết kế với độ bền ít nhất 30 năm và có khả năng chống chọi được những cơn bão nhiệt đới dữ dội mà những gia đình miền Trung “siêu nghèo” quê ông đang phải hứng chịu. “Điều này thực sự quan trọng,” ông nói. Nếu không, người dân sẽ phải “dành cả đời chỉ để xây đi xây lại ngôi nhà của mình”.

Một dàn khung thép mọc ngay dưới chân một ngôi chùa, cheo leo trên đỉnh đồi. Từ trên đó, người ta có thể ngắm nhìn những cánh đồng lúa xanh rờn bên dưới.
Đó là những ngôi nhà được làm sẵn do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Tốc độ xây dựng công trình nhanh đến nỗi chính đội xây dựng cũng phải cảm thấy ngạc nhiên: Mỗi khung chỉ mất gần một giờ để dựng lên (tính cả thời gian thợ nghỉ hút thuốc) và hầu như chẳng cần tới một dụng cụ điện nào.


Công nhân đang lắp đặt S House trên Ba Vì

“Giống như Lego vậy, rất dễ lắp đặt”, ông Nguyễn Đức Trung, một người giám sát dự án, nói. “Dễ hơn nhiều so với việc xây dựng một ngôi nhà thông thường”, Lê Văn Dũng, một trong những công nhân gật gù. Rẻ hơn rất nhiều nữa, chỉ bằng một phần nhỏ của chi phí xây nhà ở quê ông (gần 800 triệu đồng hay 35.000 USD).

Những cấu trúc này có tên “S House” được phát triển từ mô hình nhà ở mà ông Dũng đã thiết kế từ năm 2013. Ngôi nhà được xây ở Ba Vì và sẽ là khu nhà ở cho một trung tâm thiền Phật giáo mới.


Võ Trọng Nghĩa – Kiến trúc sư xanh của Việt Nam

Tuy nhiên, kế hoạch của vị kiến trúc sư là sản xuất hàng loạt những thiết kế di động, cho phép lắp đặt một cách dễ dàng để phục vụ người dân khu ổ chuột, vùng sâu vùng xa hoặc các trại tị nạn trên khắp thế giới. Dự kiến, kế hoạch sẽ bắt đầu vào cuối năm nay với cái giá 1.500 USD, chỉ bằng 2 chiếc iPhone.

“Kiến trúc sư chúng tôi luôn làm thiết kế cho những khách hàng có rất nhiều tiền, nhưng người nghèo cũng có rất nhiều nhu cầu”, kiến trúc sư chia sẻ. Những sản phẩm của ông thường lấy ý tưởng từ phong cách tối giản của Nhật, được sửa đổi lại cho phù hợp với bối cảnh Đông Nam Á. Đội ngũ của ông đang xem xét những yêu cầu của nhiều người mua tiềm năng từ những quốc gia xa xôi như Iraq, Syria, Peru, Nigeria, Vanuatu và Yemen.

Không có thành phần nào nặng hơn 50kg và thiết kế có thể được sửa đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Những nơi có khí hậu nóng thì làm trần nhà cao hơn, hay những gia đình đông người thì sử dụng khung lớn hơn.
Ông Nghĩa nói rằng S House được thiết kế với độ bền ít nhất 30 năm và có khả năng chống chọi được những cơn bão nhiệt đới dữ dội mà những gia đình miền Trung “siêu nghèo” quê ông đang phải hứng chịu. “Điều này thực sự quan trọng,” ông nói. Nếu không, người dân sẽ phải “dành cả đời chỉ để xây đi xây lại ngôi nhà của mình”.

Võ Trọng Nghĩa là kiến trúc sư nổi tiếng mới nhất tham gia vào xu hướng thiết kế những mẫu , được làm sẵn. Đây được coi như giải pháp cho các vấn đề như di dời hàng loạt, phát triển đô thị hay thảm họa tự nhiên. Các chuyên gia nhận định: S House là một trong số ít những dự án kiến trúc “nhân đạo” hay mang tính “xã hội” trên thế giới đánh vào ý thức của loài người trong bối cảnh số người phải di dời trên toàn cầu hiện nay đạt mức cao chưa từng có, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II (65,6 triệu người trong 2016).

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *